Định cư Canada cần chuẩn bị gì? Tìm hiểu chi tiết từ A – Z 

inspirational travel stories

Định cư Canada là một quyết định quan trọng, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Do đó, việc nắm rõ những thông tin cần thiết sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tránh những rủi ro không đáng có. Nếu bạn đang lo lắng không biết định cư Canada cần chuẩn bị gì thì hãy cùng Phan Immigration khám phá chi tiết tất tần tật những điều cần phải quan tâm về tài chính, thủ tục, giấy tờ,…trước khi định cư tại Canada thông qua bài viết dưới đây.

Chuẩn bị kế hoạch tài chính cá nhân đầy đủ

Khi chuyển đến một quốc gia khác để sinh sống đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một nền tảng tài chính tương đối ổn định và vững chắc. Vấn đề này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu, khi bạn chưa có công việc và nguồn thu nhập ổn định.

Trước khi đến Canada, bạn cần tìm hiểu mức phí sinh hoạt tổng thể của khu vực bạn dự định sinh sống để dự trù khoản tiền phù hợp với nhu cầu. Mức chi phí sinh hoạt tổng thể bao gồm: nhà ở, thực phẩm, quần áo và đi lại.

Bên cạnh đó, bạn còn phải thực hiện trách nhiệm người cư trú/công dân với các khoản thuế mua sắm, GST 5%, thuế thu nhập…Ngoài ra, chi phí khám chữa bệnh và thuốc ở Canada tương đối cao, nhất là khi bạn chưa có sự hỗ trợ của bảo hiểm.

Chính phủ Canada còn yêu cầu bạn chứng minh tài chính như một điều kiện để nhập cảnh. Bạn phải xuất trình bản sao kê tài khoản ngân hàng của mình trong thời gian không quá 1 tuần trước khi bay đến Canada.

Trong đó, số tiền bạn phải có ít nhất là 2.500 CAD (~44.185.625 VND) tương đương với chi phí trong 3 tháng đầu tiên tại Canada. Nhìn chung, bạn cần chuẩn bị cho mình một khoản tiền dự phòng dao động khoảng 833.33 CAD (~15.000.000 VND) cho mỗi tháng để có thể sống ổn định tại Canada.

Chuẩn bị tài chính để sinh sống tại Canada khi chưa có thu nhập ổn định
Chuẩn bị tài chính để sinh sống tại Canada khi chưa có thu nhập ổn định

Thu thập và kiểm tra kỹ càng giấy tờ cá nhân cần thiết

Để chuyến đi đến Canada thuận lợi, bạn cần phải chắc chắn mình mang theo đủ các giấy tờ sau đây (tài liệu nên được trình bày bằng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp):

  • 1 bản gốc Visa nhập cảnh vào Canada
  • 1 bản gốc giấy xác nhận cư trú cho bạn và các thành viên trong gia đình
  • 1 hộ chiếu bản gốc còn hiệu lực
  • 2 bản gốc kê khai chi tiết giá trị, nhãn hiệu, số seri và các thông tin liên quan đến vật dụng bạn mang theo (điền theo biểu mẫu BSF186)
  • 2 bản gốc kê chi tiết các đồ dùng gửi qua đường bưu điện và giá tiền của chúng
  • 1 bản gốc giấy kê khai tiền và công cụ phi tiền mặt có giá trị từ 10.000 CAD trở lên
  • Bản gốc giấy tờ chứng minh bạn và người thân đã tiêm các loại vắc xin
  • Giấy chứng nhận kết hôn bản sao có công chứng
  • Bản gốc bằng lái xe quốc tế
  • Giấy tờ chứng minh nhận nuôi, ly thân hoặc ly hôn bản sao có công chứng
  • Giấy khai sinh bản sao đã công chứng
  • Bản sao sổ rửa tội (nếu bạn là người Công giáo)
  • Bản sao giấy giới thiệu lao động
  • Bản sao có công chứng các chứng chỉ chuyên môn, chứng nhận học vấn, chứng nhận làm việc
  • Học bạ, bằng cấp của các thành viên trong gia đình bản sao có công chứng
  • Bản gốc và bản sao giấy đăng ký ô tô (nếu bạn chuyển xe ô tô vào Canada)

Ngoài các giấy tờ trên, bạn cần hoàn thành tờ khai hải quan E311 và xuất trình khi nhập cảnh vào Canada trong trường hợp bạn mang theo:

  • Các mặt hàng phải đóng thuế như quà tặng, thuốc lá và rượu.
  • Tiền mặt và các công cụ phi tiền mặt có trị giá từ 10.000 CAD (~176.666.100 VND) trở lên.
  • Sản phẩm kinh doanh, động thực vật, thực phẩm, súng cầm tay và các loại vũ khí khác.

Trên đây đều là những giấy tờ cần thiết để bạn có thể nhập cảnh và duy trì hoạt động cư trú tại Canada. Trong trường hợp không có tờ khai báo khi bạn mang theo những vật dụng, đồ dùng trong danh sách yêu cầu báo cáo, bạn có thể bị phạt tiền và phạt tù.

Thu thập đầy đủ giấy tờ và chuẩn bị giấy kê khai đồ dùng, tiền bạc theo quy định
Thu thập đầy đủ giấy tờ và chuẩn bị giấy kê khai đồ dùng, tiền bạc theo quy định

Chứng nhận ngoại ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp

Tiếng Anh và tiếng Pháp là hai ngôn ngữ chính thức được dùng tại Canada nên để thuận tiện cho việc sinh sống, học tập và làm việc, bạn cần chuẩn bị cho mình các chứng chỉ của hai ngôn ngữ này. Chứng chỉ tiếng Anh được chấp nhận tại Canada bao gồm IELTS, CELPIP, TOEFL. Chứng chỉ tiếng Pháp được chấp nhận là TEF, DELF.

Chuẩn bị chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để thuận lợi hơn khi tìm kiếm việc làm ở Canada
Chuẩn bị chứng chỉ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp để thuận lợi hơn khi tìm kiếm việc làm ở Canada

Tìm hiểu luật pháp và quy định của Canada

Cuộc sống của bạn ở Canada sẽ tốt đẹp và thuận lợi hơn khi bạn học hiểu luật pháp và quy định của nước sở tại. Hệ thống luật của Canada bao gồm bộ luật công và bộ luật dân sự.

Luật công đặt ra các quy tắc và chế tài cho mối quan hệ giữa con người với xã hội và chính phủ bao gồm luật hình sự, luật hiến pháp và luật hành chính. Trong khi đó, luật dân sự quy định mối quan hệ giữa con người với nhau bao gồm luật hợp đồng, luật sở hữu, luật thừa kế và các bộ luật bảo hộ khi ai đó gây thiệt hại cho bạn và tài sản của bạn.

Khi xảy ra tranh chấp, bạn có thể hòa giải ngoài tòa hoặc giải quyết dựa trên tòa. Trong trường hợp ra tòa, bạn có thể được hỗ trợ thuê luật sư miễn phí nếu thu nhập của bạn không đủ khả năng đáp ứng phí.

Ngoài ra, khi sinh sống tại Canada, bạn được bảo vệ bởi Hiến Pháp và Hiến Chương với một số quyền nổi bật:

  • Sống tự do và an ninh.
  • Được bảo vệ và hưởng lợi bình đẳng trước pháp luật.
  • Được tự do tôn giáo.
  • Được tự do ngôn luận.
  • Được bảo vệ khỏi các hình thức khám xét và tịch thu bất hợp pháp.
  • Được bảo vệ khỏi việc bị giam giữ, bỏ tù bất hợp pháp.

Có thể thấy, nắm rõ luật giúp bạn tránh khỏi việc phạm pháp cũng như bảo vệ sự công bằng cho bản thân mình.

Nắm rõ pháp luật để tránh vi phạm và biết cách bảo vệ bản thân
Nắm rõ pháp luật để tránh vi phạm và biết cách bảo vệ bản thân

Đăng ký bảo hiểm y tế tư nhân trước khi khởi hành

Tại Canada có hai loại bảo hiểm là bảo hiểm công và bảo hiểm tư nhân. Bảo hiểm Y tế tư nhân chi trả cho các dịch vụ Y tế mà bảo hiểm của chính phủ không bao gồm như thuốc do bác sĩ kê toa, chăm sóc răng, vật lý trị liệu, dịch vụ xe cứu thương, kính mắt theo yêu cầu của bác sĩ. Lưu ý là nếu bạn định cư theo diện nhân viên của các công ty, tổ chức, bạn có thể đã được hỗ trợ loại bảo hiểm này.

Khi bạn nhập cảnh, hải quan sẽ yêu cầu bạn trình các giấy tờ bảo hiểm hiệu lực cho thời gian cư trú. Bảo hiểm của bạn phải là bảo hiểm tư nhân, bảo đảm các quyền được chăm sóc y tế, nhập viện và hồi hương trong trường hợp bạn bị bệnh nặng hoặc tử vong.

Bạn cần có bảo hiểm sức khỏe để được nhập cảnh vào Canada
Bạn cần có bảo hiểm sức khỏe để được nhập cảnh vào Canada

 

Đăng ký mã số bảo hiểm xã hội

Số bảo hiểm xã hội (Social Insurance Number – SIN) là một dãy số bao gồm 9 chữ số cho phép bạn trở thành người lao động và thụ hưởng phúc lợi của chính phủ. Ngay sau khi đến Canada, bạn nên đăng ký lấy số SIN trực tuyến thông qua My Service Canada Account (MSCA) hoặc đăng ký tiếp tại Service Canada Centre.

Số SIN giúp xác thực quyền lao động và thụ hưởng phúc lợi của bạn
Số SIN giúp xác thực quyền lao động và thụ hưởng phúc lợi của bạn

Lựa chọn nơi ở phù hợp với nhu cầu

Các thành phố tại Canada có sự biệt về văn hóa, ngôn ngữ, luật lệ, khí hậu,.. Do đó, bạn nên tìm hiểu chi tiết về các thành phố và chọn cho mình một thành phố phù hợp với công việc, mức ngân sách, mong muốn hoặc nhu cầu của bạn.

Tìm hiểu về sự khác nhau giữa các tỉnh/bang của Canada và chọn cho mình nơi ở phù hợp nhất
Tìm hiểu về sự khác nhau giữa các tỉnh/bang của Canada và chọn cho mình nơi ở phù hợp nhất

Tìm hiểu văn hóa và các hình thức giải trí tại Canada

Canada được biết đến là quốc gia đa văn hóa bởi là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Ở thời điểm lập quốc, người Canada bao gồm nhóm người bản địa, người Canada gốc Pháp, người Canada gốc Anh.

Sau đó, Canada tiếp tục đón người nhập cư châu Âu và châu Á. Trong một xã hội đa văn hóa, bạn cần học hỏi và tìm hiểu chi tiết để có thể hòa nhập nhanh cũng như biết cách ứng xử phù hợp, tránh hiểu lầm không đáng có.

Tìm hiểu văn hóa Canada để hòa nhập và ứng xử hợp lý
Tìm hiểu văn hóa Canada để hòa nhập và ứng xử hợp lý

Chuẩn bị kỹ năng và thông tin cho công việc

Ở Canada, bạn có thể tìm việc thông qua các:

  • Các tổ chức hỗ trợ việc làm cho người nhập cư.
  • Các trang web tìm việc làm như Job Bank, jobs.gc.ca, Employment Standards, Workplace Health and Safety, Labour Mobility, Canada’s top 100 employers,…
  • Công ty giới thiệu việc làm như Service Canada Centre.
  • Website của thành phố, liên bang dành cho người mới nhập cư.
  • Website các công ty mà bạn biết hoặc mong muốn được làm việc.
  • Ngày hội việc làm tại địa phương.

Để ứng tuyển cho công việc yêu thích, bạn cần chuẩn bị Cover Letter và CV. Trong đó, Cover Letter cho nhà tuyển dụng biết lý do vì sao bạn hợp với công việc này và CV thể hiện kinh nghiệm làm việc của bạn. Những giấy tờ này cần được trình bày bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tùy theo yêu cầu công việc.

Trong quá trình tìm kiếm hoặc làm việc, bạn nên dành thời gian để trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa học và chứng minh năng lực của mình bằng các chứng chỉ.

Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ luật lao động của Canada. Chính phủ bảo vệ người lao động khi quy định số giờ làm việc, mức lương tối thiểu, tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn lao động, số ngày phép. Ngoài ra, người lao động cũng được bảo vệ khỏi phân biệt đối xử về độ tuổi, chủng tộc, giới tính, tôn giáo,…

Trong trường hợp thất nghiệp, bạn có thể nhận được Bảo hiểm Việc làm (Employment Insurance) nhằm hỗ trợ cho bạn về tài chính trong ngắn hạn để bạn có thể duy trì mức sống cũng như nâng cao kỹ năng của mình.

Cải thiện kỹ năng và tìm việc ở các công cụ trực tuyến tại Canada
Cải thiện kỹ năng và tìm việc ở các công cụ trực tuyến tại Canada

Đánh giá thế mạnh của từng khu vực

Canada bao gồm 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ, được chia thành 5 khu vực:

  • Khu vực Đại Tây Dương: Newfoundland and Labrador, Prince Edward Island, Nova Scotia, New Brunswick.
  • Khu vực trung tâm: Quebec, Ontario.
  • Khu vực thảo nguyên: Manitoba, Saskatchewan, Alberta.
  • Khu vực Bờ Tây: British Columbia.
  • Khu vực phía Bắc: Nunavut, Northwest Territories, Yukon Territory.

Trong các khu vực này, cư dân Canada tập trung sinh sống tại miền Nam Ontario và Quebec, phía Tây Nam British Columbia và Alberta. Đây là những khu vực phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, giáo dục và khí hậu không quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, những khu vực này cũng có mức sống cao, đòi hỏi chi phí nhà ở và sinh hoạt lớn hơn so với vùng phía Bắc của Canada.

Canada được chia thành 5 khu vực trong đó phát triển nhất là khu vực trung tâm
Canada được chia thành 5 khu vực trong đó phát triển nhất là khu vực trung tâm

Trang bị trang phục phù hợp với khí hậu từng mùa

Canada là một quốc gia có khí hậu bốn mùa và thay đổi từ Bắc xuống Nam do vị trí địa lý tiếp giáp với Đại Tây Dương ở phía Đông, Thái Bình Dương ở phía Tây và Bắc Băng Dương ở phía Bắc. Cụ thể khí hậu bốn mùa ở Canada như sau:

  • Mùa Đông: Kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau với khí hậu vô cùng lạnh giá, luôn nằm ở mức dưới 0 độ C và có những cơn mưa tuyết. Để ứng phó với khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông ở Canada, bạn nên trang bị cho mình mũ len, giày boot, găng tay và các loại áo phao, áo dạ, áo choàng dày dặn.
  • Mùa Hè: Kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nền nhiệt ban ngày từ 20 – 30 độ C trở lên. Thời tiết trong mùa hè thường nóng bức, một số khu vực như Ontario hoặc Quebec có độ ẩm không khí cao. Bạn nên chọn trang phục có khả năng thấm hút tốt, chất liệu nhẹ nhàng để cảm thấy thoải mái hơn trong mùa hè của Canada.
  • Mùa Xuân và mùa Thu: Đây được coi là hai giai đoạn chuyển tiếp trong năm, đánh dấu sự tăng giảm của nhiệt độ và độ ẩm không khí. Mùa xuân bắt đầu thường rơi vào khoảng tháng 5 khi mà thời tiết ấm áp và có mưa. Trong khi đó, mùa thu thường diễn ra vào tháng 10 – tháng 11, nhiệt độ lúc này bắt đầu giảm dần so với mùa hè. Trang phục phù hợp cho hai mùa này là những loại quần áo mỏng nhẹ nhưng vẫn có thể giữ ấm như áo cardigan.
Mùa đông ở Canada rất khắc nghiệt nên bạn cần chuẩn bị trang phục hợp lý
Mùa đông ở Canada rất khắc nghiệt nên bạn cần chuẩn bị trang phục hợp lý

Nghiên cứu thông tin về lãnh sự quán và đại sứ quán Canada

Đại sứ quán, lãnh sự quán của hai quốc gia là địa chỉ để bạn liên hệ và nhận quyền bảo hộ khi có vấn đề xảy ra. Đại sứ quán Canada được đặt tại Thủ Đô Hà Nội, Tổng Lãnh sự quán được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại sứ quán Việt Nam hiện được đặt tại thủ đô Ottawa của Canada. Trong trường hợp cần liên hệ về hộ chiếu, thị thực, visa, bảo hộ công dân tại Canada, bạn vui lòng gửi thông đến email visa@vietnamembassy.ca hoặc liên hệ Đại Sứ Quán Việt Nam tại Canada theo thông tin sau:

Tìm hiểu thông tin Đại sứ quán để được bảo hộ khi cần
Tìm hiểu thông tin Đại sứ quán để được bảo hộ khi cần

Thiết lập dịch vụ điện thoại và Internet tại Canada

Điện thoại và dịch vụ Internet là hai yếu tố không thể thiếu khi bạn muốn sinh sống và làm việc lâu dài tại Canada. Các nhà mạng điện thoại phổ biến ở Canada bao gồm Rogers, Koodo, Telus, Bell, Freedom Mobile, Virgin…

Sau khi đã chọn nhà mạng, bạn đăng ký và kích hoạt gói cước, chọn số điện thoại, thanh toán và bắt đầu sử dụng. Lưu ý là bạn cần chuẩn bị hộ chiếu, thẻ cư trú nhân, số SIN và thẻ ngân hàng để chi trả cho các gói cước điện thoại và Internet.

Chọn nhà cung cấp Internet, dịch vụ viễn thông phù hợp với nhu cầu
Chọn nhà cung cấp Internet, dịch vụ viễn thông phù hợp với nhu cầu

Liên hệ Phan Immigration tư vấn định cư Canada chi tiết

Phan Immigration là một trong những công ty hỗ trợ tất tần tật từ A – Z các vấn đề liên quan đến định cư Canada, giúp hành trình xây dựng cuộc sống mới của bạn diễn ra thuận lợi. Với tư cách là một đơn vị tư vấn di trú do chính phủ Canada cấp phép hoạt động, chúng tôi luôn nỗ lực để có thể đồng hành với khách hàng hoàn thành mục tiêu định cư tại Canada.

Trong hơn 15 năm hoạt động, Phan Immigration mang đến cho khách hàng:

  • Dịch vụ toàn diện và đa dạng được cá nhân hóa phù hợp cho từng đối tượng khách hàng bao gồm thị thực ngắn hạn như du học, du lịch, lao động đến chương trình định cư như Express Entry, bảo lãnh gia đình, đoàn tụ,…
  • Cơ sở nền tảng vững chắc cho mục tiêu định cư và hòa nhập của khách hàng nhờ mạng lưới kết nối với các luật sư di trú, luật sư kinh tế và doanh nghiệp địa phương rộng khắp Canada.
  • Sự an tâm thông qua những nỗ lực duy trì minh bạch cũng như năng lực chịu trách nhiệm trong quá trình tư vấn và xử lý hồ sơ cho khách hàng.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, được cấp phép và chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý Di trú Canada (CICC) với kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có khả năng giải quyết nhanh chóng vấn đề liên quan đến định cư Canada.

Hiện nay, Phan Immigration đang triển khai các chương trình định cư đa dạng cho khách hàng, bao gồm:

  • Định cư Canada diện đầu tư cho Doanh nhân:
    • Chương trình Thị thực khởi nghiệp Start-up Visa
    • Chương trình đầu tư tỉnh bang
    • Chương trình Mở rộng kinh doanh/chi nhánh (ICT)
    • Chương trình Đầu tư cho Doanh Nhân & Văn Nghệ Sỹ (C11)
    • Chương trình Đầu tư định cư CPTPP (T50)
  • Định cư cho Lao động phổ thông:
    • Chương trình lao động tỉnh bang
    • Chương trình Atlantic Immigration Program (AIP)
  • Định cư cho du học sinh:
    • Theo học tại các chương trình của trường đại học tại Canada
    • Chương trình Express Entry
    • Chương trình định cư Tỉnh bang

Ngoài ra, Phan Immigration còn hỗ trợ khách hàng tìm hiểu về cách dịch vụ pháp lý khác: LIMA, Open Work Permit, Bảo lãnh vợ chồng.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về chính sách, chương trình cũng như cần hỗ trợ về mặt pháp lý và thủ tục giấy tờ định cư Canada vui lòng liên hệ Phan Immigration để được giải đáp nhanh chóng và tận tình.

Liên hệ Phan Immigration để tìm hiểu chi tiết về chương trình định cư Canada
Liên hệ Phan Immigration để tìm hiểu chi tiết về chương trình định cư Canada

FAQ vấn đề cần chuẩn bị gì khi định cư Canada

Những vật dụng bị hạn chế hoặc cấm mang vào Canada?

Tương tự như các quốc gia khác, Chính phủ Canada cũng đưa ra quy định nghiêm ngặt về các vật phẩm bị cấm vào mang vào đất nước này. Nếu cố tình mang theo, bạn có thể bị phạt tiền, phạt tù thậm chí là cấm nhập cảnh. Dưới đây là danh sách các nhóm đồ không được mang theo khi đến Canada.

  • Các loại súng cầm tay, thiết bị vũ khí nằm trong danh sách cấm.
  • Chất nổ, pháo hoa.
  • Hóa chất gia dụng.
  • Bóng đèn, vật dụng phát sáng.
  • Thực phẩm tươi sống, trứng, sữa và các chế phẩm từ động vật.
  • Trái cây, rau củ, cây trồng, hạt giống.
  • Đồ handmade được làm từ gỗ hoặc thực vật.
  • Động vật sống, bao gồm vật nuôi.
  • Mồi câu cá giải trí.
  • Củi.
  • Đồ lưu niệm hoặc vật dụng được làm từ bộ phận cơ thể của các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Ngoài ra, các sản phẩm y tế, thuốc kê đơn cần phải có chứng nhận chuyên môn, giấy ủy quyền (trong trường hợp vận chuyển thay mặt người khác) và được khai báo rõ ràng trong tờ khai hải quan.

Lưu ý mục đồ dùng cấm để tránh ảnh hưởng đến quá trình nhập cảnh
Lưu ý mục đồ dùng cấm để tránh ảnh hưởng đến quá trình nhập cảnh

5 bước nhập cảnh khi đến sân bay Canada

Khi đến sân bay Canada, bạn sẽ tiến hành quy trình nhập cảnh thông qua 5 bước sau đây:

  • Bước 1: Nhận tờ khai nhập cảnh do tiếp viên hàng không cung cấp trên chuyến bay đến Canada.
  • Bước 2: Điền đầy đủ và chính xác các thông tin được yêu cầu trong tờ khai bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  • Bước 3: Sau khi máy bay hạ cánh, lấy hành lý và đi đến quầy nhập cảnh.
  • Bước 4: Nộp tờ khai cho nhân viên hải quan.
  • Bước 5: Thực hiện các kiểm tra theo hướng dẫn và rời khỏi sân bay.
Điền tờ khai trình hải quan để được nhập cảnh vào Canada
Điền tờ khai trình hải quan để được nhập cảnh vào Canada

Như vậy, Phan Immigration vừa giải đáp cho bạn về vấn đề định cư Canada cần chuẩn bị gì. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã phần nào hình dung được các nhiệm vụ của mình trong quá trình chuẩn bị cho cuộc sống tại Canada trong tương lai. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về các chương trình cũng như thủ tục định cư tại Canada, bạn có thể liên hệ với Phan Immigration để được tư vấn một cách nhanh chóng và chuẩn xác.